Hỗ trợ trực tuyến
account_circle Hotline: 077 363 7979
local_phone Tel : 028 3720 1934
mail Email: [email protected]

Danh mục sản phẩm
Liên kết website

 TỦ ĐIỆN HỆ THỐNG

Gửi yêu cầu cho chúng tôi
Liên hệ với chúng tôi.

I.Tổng quan

1. Định nghĩa

· Tủ điện là một hình thức tủ làm bằng tôn sơn tĩnh điện, composite hoặc inox tùy theo ứng dụng, dùng để gá lắp thiết bị điện. Tủ điện được hàn hoặc gá lắp chắc chắn để bảo vệ các thiết bị điện bên trong.

· Tủ điện hạ thế là tủ điện lắp các thiết bị điện hạ thế. Điện hạ thế có điện áp trong khoảng 50-1000VAC hoặc 150-1500VDC theo Ủy ban kỹ thuật điện Quốc tế (IEC). Điện áp hạ thế sử dụng phổ biến trong công nghiệp và dân dụng, điện hạ thế có nguy cơ gây điện giật vì vậy tủ điện hạ thế là giải pháp an toàn cho người sử dụng và thiết bị điện.

2. Chức năng:

· Tủ điện hạ thế có chức năng cung cấp điện, điều khiển, giám sát các thiết bị tải. Mỗi loại tủ điện sẽ có chức năng đặc thù riêng.

· Tùy theo chức năng mà vật liệu làm tủ điện và các thiết bị trong tủ điện là khác nhau.

3. Thông số kỹ thuật

· Dưới đây là bảng thông số kỹ thuật của tủ điện hạ thế:

Bảng thông số kỹ thuật tủ điện


II. PHÂN LOẠI

1. Phân loại theo tính năng sử dụng

· Tủ điện phân phối:

- Tủ điện phân phối tổng MSB.

- Tủ điện phân phối DB.

-  Tủ điện công tơ.

-  Tủ tụ bù.

- Tủ điện ATS (Tủ ATS có cả phần điều khiển, nhưng mục đích chính của tủ vẫn để phân phối, cung cấp điện – nên vẫn nằm trong loại tủ điện phân phối).

- Tủ điện ổ cắm tạm.

· Tủ điện điều khiển:

- Tủ điều khiển dây chuyền sản xuất nhà máy.

- Tủ điều khiển xử lý nước thải.

- Tủ điều khiển nhiệt ẩm trung tâm (tủ AHU).

- Tủ điều khiển bơm cấp thoát nước.

- Tủ điều khiển bơm tăng áp.

- Tủ điều khiển quạt tăng áp tòa nhà.

- Tủ điều khiển chiếu sáng.

· Tủ điện phòng cháy chữa cháy (đa phần sơn màu đỏ):

- Tủ điều khiển phòng cháy chữa cháy.

- Tủ đựng đồ phòng cháy chữa cháy (bình xịt CO₂, vòi phun nước).

· Tủ điện modul âm tường: Tủ loại này thường dùng loại có sẵn của các hãng Sino, Schneider, Panasonic,…

2. Phân loại theo kết cấu tủ điện

- Phân biệt theo form tủ - Form tủ liên quan đến an toàn cho người vận hành và thiệt hại thiết bị, form trong các nhà máy lớn, tòa nhà lớn, khu nghỉ dưỡng,…

- Form 4a.

- Form 4b: Tại Việt Nam, kiểu này chỉ có ở các nhà máy lớn có vốn đầu tư toàn bộ ở nước ngoài, đa phần là tủ nhập khẩu.

· Phân loại theo kiểu tủ:

- Tủ trong nhà:

   Tủ đặt sàn: Thường là các tủ có kích thước chiều cao từ 1400mm-2200mm.

   Tủ treo tường: Thường là các tủ có kích thước chiều cao từ 400mm-1200mm.

   Tủ âm tường: Thường là các tủ có kích thước chiều cao <800mm.

- Tủ ngoài trời:

   Tủ đặt nền: Thường là các tủ điều khiển bơm, tủ chiếu sáng.

   Tủ treo cột: Tủ phân phối <800A đặt ngay sau máy biến áp để cấp điện cho các khu dân cư, nhà máy nhỏ.

· Phân loại theo số lớp cánh

 - Tủ 1 lớp cánh: Thường dùng với các tủ điều khiển, tủ phân phối <50A.

 - Tủ 2 lớp cánh: Tủ phân phối >=100A, tủ điện điều khiển để ngoài trời hoặc để ở nơi có thể bị nước hay bụi bẩn bám vào.

3. Phân loại theo vật liệu làm vỏ tủ điện

· Tủ tôn: Đây chắc chắn là loại vật liệu được dùng làm tủ nhiều nhất rồi – vì giá thành hợp lý, tiến độ nhanh, máy móc để sản xuất tủ tôn không cần quá chất lượng.

· Tủ inox: Tủ loại này dùng chủ yếu trong các nhà máy sản xuất thực phẩm, dược phẩm, yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Tủ inox khó gia công hơn bởi tính chất vật liệu inox, cần có máy Laser để gia công tủ mới đẹp được. Vậy nên tủ làm bằng inox có giá khá max.

· Tủ coposite: Tủ này chủ yếu dùng để làm tủ công tơ.

Trên đây là các cách phân loại tủ điện, nhưng cách phân loại thông dụng nhất là phân loại theo tính năng sử dụng.

III. HÌNH ẢNH TỦ ĐIỆN LÊ QUỐC

Sản phẩm liên quan