Tin tức

Hỗ trợ trực tuyến
account_circle Hotline: 077 363 7979
local_phone Tel : 028 3720 1934
mail Email: [email protected]

Danh mục sản phẩm
Liên kết website

TÂM TÌNH ĐÊM RẰM TRUNG THU

07.09.2022   |   Liên hệ

 Đối với người Việt, đêm rằm tháng Tám, đêm rằm Trung Thu mọi người vừa ăn cỗ vừa kể chuyện về trăng. Trăng là Thái Âm, là nơi mát lạnh với nhiều điều tốt đẹp, theo sự tích dân gian còn có thỏ ngọc, cây đa, chú Cuội, chị Hằng.

 

Vào dịp Tết Trung Thu, ban ngày làm cỗ gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt. Trẻ em tối đêm rằm dìu dắt nhau từng đàn từng lũ, đám thì nhảy ô, đám thì kéo co, đám thì rước đèn, rước sư tử, trống, thanh la đánh vang cả đường, tiếng reo hò, tiếng đùa rầm rĩ…
Trong dân gian, Tết Trung Thu ngoài việc cúng gia tiên, phá cỗ, nghe chuyện về trăng, còn có chơi đèn kéo quân, đèn ông sao, đèn cá chép, đèn cầy... Các trò như múa sư tử, hát đúm, hát trống quân... đã trở thành ngày hội không những của trẻ em mà còn của người dân cả nước.

Nhân dịp Trăng Rằm 2022, Lê Quốc gửi đến quý khách hàng/đối tác/bạn bè và tập thể đại gia đình Lê Quốc mùa trung thu SUM VẦY VÀ HẠNH PHÚC. Đừng quên Bánh Trung Thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.

Truyền thuyết kể rằng: Vào một đêm Rằm tháng Tám trăng sáng như gương, bầu trời bao la huyền ảo, nhà vua nhìn lên trời và nảy ra ý muốn lên thăm Cung Trăng. Pháp sư đi theo nhà vua liền ném chiếc gậy đang chống lên không trung, chiếc gậy liền biến thành một chiếc cầu bằng bạc đưa nhà vua cùng pháp sư lên Cung Trăng.
Vào đến “Phủ thanh hư Quảng Hàn” nhà vua và pháp sư được tiên nữ Hằng Nga đón tiếp nồng hậu. Hằng Nga sai tiên nữ mang bánh Tiên đến mời hai vị và lệnh cho các tiên nữ múa hát để nhà vua xem.


Sau khi về trần gian, đế tưởng nhớ ngày này, hàng năm vào Rằm Trung thu, nhà vua sai làm “Bánh Tiên”- bánh có hình tròn như mặt Trăng nên còn gọi là ”Bánh Trăng”. Khi trăng Rằm toả sáng nhà vua cùng quần thần ngắm trăng ăn bánh. Từ đó hình thành tục ăn Tết Trung Thu.
Tết Trung Thu được tổ chức vào ngày rằm tháng Tám. Lúc này là chính thu, bầu trời trong xanh, tiết trời mát mẻ, không khí trong lành.
Đối với mỗi gia định, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung Thu, mua và làm nhiều loại lồng đèn thắp bằng nến, treo trong nhà và hoặc tổ chức cho trẻ em rước đèn. Cỗ mừng Trung Thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác. Đây là dịp để các bậc cha mẹ, ông bà tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cháu. Đây cũng là dịp để tình yêu gia đình thêm khăng khít, gắn bó.

Múa Sư tử (múa Lân)
Người Việt tổ chức Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà.
Đám múa Lân thường gồm có một người đội chiếc đầu Lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Đầu Lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của Lân. Ngoài ra còn có thanh la, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu Lân... Đám múa Lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau, Lân và trống đến từng nhà như mang đến sự may mắn, an lành và hạnh phúc đến cho gia chủ.

Bánh trung thu
Bánh trung thu tượng trưng cho sự đoàn viên, là thứ không thể thiếu để cúng trăng và những người thân đã khuất vào mỗi mùa trung thu.
Thưởng thức bánh trung thu cũng là nội dung quan trọng của ngày Tết Trung Thu. Thường bánh trung thu sẽ có hai loại, bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng thường có vị mặn, làm bằng nhân lạp xưởng và lòng đỏ trứng gà. Còn bánh dẻo có vị ngọt làm bằng nhân đậu xanh hay đậu đỏ được nấu nhừ và đánh nhuyễn như bột.
Ban đầu, bánh trung thu có hình dáng tròn, tượng trưng cho sự đoàn kết và hoàn chỉnh. Ngày nay, để mãn nhãn yêu cầu thượng khách, bánh được biến dạng thành hình vuông, có lẽ vì mỹ thuật và dễ xếp trong hộp vuông, vừa đủ bốn chiếc một hộp. Bên ngoài bánh, phía trên mặt vẽ một vòng tròn ngay trung tâm bằng lòng đỏ trứng gà, trông như vầng trăng chiếu sáng...


 

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email