Hỗ trợ trực tuyến

Danh mục sản phẩm
Liên kết website
CỐI ĐÁ VẨY
Gửi yêu cầu cho chúng tôi

HỆ THỐNG MÁY ĐÁ VẢY

Ưu điểm
• Chi phí để đầu tư máy làm đá vẩy không đáng kể so với việc sở hữu một chiếc máy làm đá cây, chỉ cần một số vốn nhỏ là đã có thể sản xuất và kinh doanh
• Quy trình sản xuất hoàn toàn tự động nên không cần phải tốn nhiều chi phí để thuê nhân công vận hành, giúp tiết kiệm được tối đa chi phí.
• Thời gian làm đá vảy nhanh chóng, sau một khoảng thời gian ngắn sau khi bật máy là có thể lấy và sử dụng đá vảy liên tục từ thùng chứa đá.
• Máy đá vảy được chế tạo phù hợp với tiêu chuẩn HACCP/FDA .
• Bề mặt tạo đá bằng hợp kim không gỉ.
• Dao gạt đá dạng răng lược/xoắn giúp đá vảy được tách ra khỏi bề mặt tang dễ dàng.

Liên hệ với chúng tôi.

  •  Dao làm bằng thép không rỉ có độ cứng cao.
  •  Năng suất và độ dày miếng đá có thể điều chỉnh được.
  •  Lớp cách nhiệt bằng PU, vỏ cách nhiệt bằng thép không gỉ.
  •  Lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng đơn giản.
  •  Tiêu thụ điện năng thấp.
  •  Dải công suất đa dạng từ nhỏ đến lớn phù hợp với mọi yêu cầu.
 
Nhược điểm:
  • Vì có dạng vảy, kích cỡ nhỏ nên chỉ được sử dụng tại chỗ là chủ yếu, khó vận chuyển đi xa và bảo quản lâu ngày.
  • Cối tạo đá vảy là thiết bị khí chế tạo, giá tương đối cao.
  • Phạm vi sử dụng: chủ yếu dùng bảo quản thực phẩm trong dây chuyền công nghệ tại các xí nghiệp chế biến thực phẩm.
  • Máy đá vảy: Máy đá vảy có dạng không tiêu chuẩn, được cắt tách ra khỏi bề mặt tạo đá của các thiết bị và gảy vỡ dưới dạng các mảnh vỡ nhỏ.
  • Máy đá vảy được sản xuất nhờ các cối đá dạng hình trụ tròn. Nước được phun lên bên trong hình trụ và được làm lạnh và đóng băng trên bề mặt trụ. Trụ tạo bằng có 2 lớp, ở giữa là môi chất lạnh.
  • Đá vảy được sử dụng phổ biến trong các nhà máy chế biến, đặc biệt các nhà máy chế biến thực phẩm và thuỷ sản. Chúng được sử dụng để bảo quản thực phẩm khi nhập hàng và trong quá trình chế biến. Ngày nay nó đã trở thành thiết bị tiêu chuẩn, bắt buộc phải có ở các xí nghiệp đông lạnh, vì chỉ có sử dụng đá vảy mới đảm bảo yêu cầu vệ sinh. Ngoài ra đá vảy cũng có rất nhiều ưu điểm khác như giá thành rẻ, chi phí vận hành, đầu tư nhỏ.
  • Nước đá vảy có chiều dày rất khác nhau từ 0,5 đến 5mm tuỳ thuộc vào thời gian làm đá. Độ dày này có thể điều chỉnh được nhờ thay đổi tốc độ quay của cối đá hoặc dao cắt đá


Nguyên lý làm việc của máy đá vảy

  • Do máy đá cây có nhiều nhược điểm và không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm, nên hiện nay hầu hết các xí nghiệp chế biến thực phẩm đều sử dụng máy đá vảy để sản xuất đá phục vụ chế biến thực phẩm, đặc biệt trong các xí nghiệp chế biến thuỷ sản, yêu cầu về đá chế biến rất lớn.
  • Máy đá vảy là máy tạo ra đá có dạng là các mảnh nhỏ. Quá trình tạo đá được thực hiện bên trong một ống trụ có 2 lớp, ở giữa là môi chất lạnh lỏng bay hơi, đó là cối đá.
  • Cối đá có dạng hình trụ tròn được chế tạo từ vật liệu inox, có 2 lớp. Ở giữa 2 lớp là môi chất lạnh lỏng bão hoà. Nước được bơm tuần hoàn bơm từ bể chứa nước đặt ở phía dưới bơm lên khay chứa nước phía trên. Nước từ khay chảy qua hệ thống ống và phun lên bề mặt bên trong của trụ và được làm lạnh, một phần đông lại thành đá ở bề mặt bên trong, phần dư chảy về bể và tiếp tục được bơm lên.
  • Khi đá đông đủ độ dày thì được hệ thống dao cắt cắt rơi đá xuống phía dưới. Phía dưới cối đá là kho chứa đá. Người sử dụng chỉ việc mở cửa xúc đá ra sử dụng. Trong các nhà máy chế biến thuỷ sản, kho và cối đá đặt ngay ở khu chế biến.
  • Có 02 phương pháp cắt đá: Phương pháp cắt bằng hệ thống dao quay và phương pháp cắt nhờ dao cắt kiểu xoắn cố định.
  • Dao cắt quay được gắn trên trục quay đồng trục với cối đá và được xoay nhờ mô tơ đặt phía trên. Tốc độ quay có thể điều chỉnh được, do vậy đá cắt ra sẽ có kích thước khác nhau tuỳ thuộc vào tốc độ quay. Khi cắt dao tỳ lên bề mặt đá để cắt nên ma sát lớn. Tốc độ quay của trục tương đối chậm nhờ hộp giảm tốc.
  • Đối với cối đá có dao cắt cố định, dao cắt có dạng trục vít. Khi trục | trung tâm quay dao gạt đá lăn trên bề mặt trống vừa ép vỡ đá tạo trên bề mặt cối đá rơi xuống kho. Do dao lăn trên bề mặt nên ma sát giảm xuống đáng kể, tăng độ bền của cối, giảm mô men quay. Cấu tạo cối đá vảy được giới thiệu trên hình 3-10.

1- Dao cắt đá; 2- Vách 2 lớp; 3- Hộp 1- Bể nước tuần hoàn; 2- Bơm nước inox; 4- Tấm gạt nước; 5- Vành nước; 3- Cối đá; 4- Máng phân phối chống tràn nước; 6- Lớp cách nhiệt nước; 5- Bề mặt tạo đá; 6- Vách 2 lớp; 7- Dao cắt đá; 8- Hộp giảm tốc.
Hình 1: Cấu tạo bên trong cối đá vảy

1- Máy nén; 2- Bình chứa Cao áp; 3- dàn ngưng; 4- Bình tách dầu; 5- Cối đá vảy; 6- Bình giữ mức- tách lỏng; 7- Bơm nước tuần hoàn; 8- Kho đá vảy
Hình 2: Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh máy đá vảy

  • Kho chứa đá: Kho chứa đá đặt ngay dưới cối đá, thường được lắp ghép từ các tấm polyurethan dày 100mm. Riêng bề mặt đáy được lót thêm 01 lớp inox bảo vệ panel.
  • Hiện nay ở nước ta chưa có tiêu chuẩn để tính toán dung tích kho chứa đá vảy. Dung tích kho chứa đá lớn nhỏ còn phụ thuộc vào hình thức vận hành và sử dụng của nhà sản xuất. Nếu không cần dự trữ nhiều đá có thể sử dụng kho có dung tích nhỏ, vì thời gian tạo đá khá nhanh, không nhất thiết dự trữ nhiều đá trong kho. Dưới đây là kích cỡ của một số kho bảo quản đá thường được sử dụng tại Việt Nam.
  •  Đối với cối đá 5 - 10 Tấn ngày kích cỡ kho đá là: 2400W x 4000D x 3000H (mm)
  • Đối với cối đá 15-20 Tấn/ngày kích cỡ kho đá là 3600Wx600D x 3000H (mm)
  • Kho chứa đá có 01 cửa kích cỡ 1980H x 980W x 100T (mm)


Kích thước cối đá vảy được xác định theo diện tích yêu cầu của nó. | Diện tích trao đổi nhiệt yêu cầu của cối đá được xác định theo năng suất của cối và có thể tham khảo theo dữ liệu cối đá vảy Fuji (Nhật) như sau:

Diện tích trao đổi nhiệt của cối đá được xác định:
F= n.Dt.ht
Dt - Đường kính trong cối đá, m
ht- Chiều cao bên trong cối đá, m
Chọn một trong 2 kích thước D, h, ta xác định được kích thước còn lại